Xuyên thời gian cùng 'ông hoàng resort' Bill Bensley
"Mặc dù các bộ, ban, ngành của Việt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến mục tiêu đảm bảo nguồn an ninh nước quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần quản lý bền vững tài nguyên nước, cải thiện dịch vụ cung cấp nước cho nông nghiệp, năng lượng công nghiệp, sinh hoạt bởi đây là những yếu tố trọng tâm cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam", bà Halla Maher Qaddumi cho biết thêm.TLBB2 VNG: Phái cận chiến xoay chuyển giang sơn tại Phiên bản mới Tứ Đại Thiên Long
Vẻ đẹp của những chùm hoa giấy thu hút người yêu thích chụp ảnh như chúng tôi thỏa sức với đam mê sáng tạo.
Du lịch lễ bội thu
Việc cung cấp chính sách ưu đãi cho những ngành sản xuất, thương mại đặc thù là cách để các ngân hàng minh chứng cho cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, lực lượng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế. Thường thì mỗi ngân hàng sẽ tập trung cung cấp chính sách ưu tiên cho một số lĩnh vực nhất định, vừa giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời cũng tối ưu hóa nguồn lực hơn so với việc áp dụng dàn trải.Với lợi thế là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp SME hơn 10 năm qua, VPBank thấu hiểu và tự tin cung cấp hàng loạt các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề, để đảm bảo khách hàng dễ tiếp cận chính sách và lợi ích để kịp thời thiết lập phương án sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và có thể thích nghi với những đợt biến động của thị trường.Đơn cử như chính sách dành cho khối doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN). VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại các khu vực này với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng. Đối với các DN vay với mục đích đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng sẽ được hưởng ân hạn trả gốc lên đến 18 tháng, giúp DN ổn định dòng tiền, giảm áp lực thanh toán gốc để tập trung vào mục đích xây dựng, sửa chữa…; còn với mục đích bổ sung vốn lưu động thì có cơ chế lãi suất hấp dẫn, ưu đãi giảm lãi suất hơn các khoản vay thông thường.Điểm đặc biệt hơn nữa là chính sách ưu đãi này của VPBank chấp nhận tài sản đảm bảo (TSĐB) là hợp đồng thuê/mua BĐS KCN, CCN, với hạn mức cho vay lên tới 70% giá trị hợp đồng và thời hạn vay lên tới 20 năm.Đối với DN sản xuất-kinh doanh-cung ứng trong ngành gạo, VPBank cung cấp giải pháp cấp tín dụng vay vốn, phát hành Thư tín dụng, Bảo lãnh, Chiết khấu, Thấu chi, Bao thanh toán … cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo thông thường hoặc theo các chương trình thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia.Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có doanh thu lớn được cấp hạn mức với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm tối đa lên tới 50 tỉ đồng, đồng thời, hạn mức này sẽ được tăng lên tối đa tới 150 tỉ đồng, trường hợp khách hàng bổ sung thế chấp thêm phần tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Với các doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh khác, các tỷ lệ tương ứng là 10 tỉ đồng đối với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm & 70 tỉ đồng đối với phần hạn mức không tài sản bảo đảm và có bổ sung thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Có thể thấy năm 2024, Việt Nam có sự đột phá về xuất khẩu gạo và cần giữ vững vị thế trong những năm tiếp theo. Theo dự báo, năm 2025 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ dồi dào hơn, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp sẽ cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, tăng cường các giống lúa chất lượng cao, ứng phó với hạn mặn và biến đổi khí hậu…. Theo đó, việc tạo chính sách hỗ trợ ngành Gạo của các ngân hàng là điều hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp linh hoạt trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu của mình.Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dệt may cũng được VPBank kịp thời bổ sung vào danh mục ưu đãi. Theo đó, kể từ tháng 7.2024, doanh nghiệp dệt may được VPBank xét cấp hạn mức tín dụng lên tới 100 tỉ đồng, nếu doanh nghiệp thế chấp bằng quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, hoặc trường hợp doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm thì vẫn có cơ sở được xét duyệt cấp hạn mức một cách linh hoạt. Trường hợp doanh nghiệp có TSBĐ là quyền đòi nợ từ các hợp đồng gia công đầu ra thì tỷ lệ cấp hạn mức lên tới 80% giá trị hợp đồng. Nếu doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản và quyền sử dụng đất thì hạn mức được tăng thêm 10%. Mục đích phê duyệt vay vốn rất đa dạng, từ mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng đến bổ sung vốn lưu động đều được xét duyệt để cấp hạn mức cao tại VPBank.Lĩnh vực Dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế cũng nhận được sự "trợ lực" đặc biệt đến từ VPBank. Với các doanh nghiệp có thâm niên hoạt động, tỷ lệ phần giá trị hạn mức tín chấp tối đa được cấp tương đương 20% doanh thu của năm liền trước, cao nhất lên tới 50 tỉ đồng hoặc lên tới 100 tỉ đồng (nếu Doanh nghiệp cung cấp bổ sung tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai).Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp cấp tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, như dùng sản phẩm bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu cấp thuốc, thiết bị y tế định kỳ hằng năm, hay phát hành thư tín dụng, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán với hoạt động cung cấp dược, vật tư và thiết bị y tế tới các bệnh viện. Với gói tài trợ bao thanh toán, Doanh nghiệp có thể đề xuất tài trợ tới 95% giá trị hóa đơn, hoặc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng (với tỷ lệ thiếu TSBD được chấp thuận lên tới 100%). Đặc biệt, nếu sử dụng sản phẩm phát hành LC (thư tín dụng), DN chỉ cần ký quỹ từ 5-10%..Đây là những điều kiện vô cùng ưu đãi mà một tổ chức tài chính như VPBank cung cấp cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới của mình, dù việc vận hành và kiểm soát rủi ro không hề đơn giản."Từ kinh nghiệm dày dặn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khối doanh nghiệp, VPBank có thể triển khai áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho đa dạng các ngành. Bên cạnh đó, việc thường xuyên gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp là động lực giúp VPBank hoàn thiện các chính sách sản phẩm của mình. Kinh nghiệm vận hành cộng với đội ngũ kinh doanh thiện chiến và có năng lực tư duy cao đã giúp cho VPBank không chỉ tự tin triển khai chính sách tốt nhất thị trường mà còn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Trong tương lai, tổ chức tài chính nào càng linh hoạt trong chính sách sản phẩm thì sẽ càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường", đại diện lãnh đạo VPBank cho biết.Doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách sản phẩm của VPBank có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://smeconnect.vpbank.com.vn/dangky/vay-doanh-nghiep-nganh hoặc liên hệ với tổng đài 1900 234 568 để được tư vấn.
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.
New Zealand cấp học bổng toàn phần cho ứng viên trong lĩnh vực giáo dục, kinh doanh
Khi tiền đạo Lê Văn Thức băng xuống đối mặt cầu môn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, bên cạnh anh là hai hậu vệ đang theo sát, còn phía trước là khung thành chỉ còn lại một khe rất hẹp. "Lúc đó em không nghĩ nhiều, chỉ dồn hết năng lượng vào lựa chọn duy nhất, đó là sút bóng. Phải cố gắng sút mạnh hết cỡ", thủ quân đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhớ lại.Văn Thức vung chân sút vào góc duy nhất, ở lựa chọn khả dĩ duy nhất. Bóng vào lưới, tạo thành bàn thắng duy nhất giúp Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vượt qua Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Pha xử lý kiểu "nghĩ ít thôi, làm nhiều lên" của Văn Thức, cũng đại diện cho tinh thần của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở giải năm nay. Cứ chiến đấu, rồi đến đâu thì đến.Một chi tiết thú vị về Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở lễ khai mạc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đó là trong khi các đội (trừ đội đá trận khai mạc) chỉ mang một phần lực lượng đến diễu hành, thì Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa lại mang đến... cả đội. "Chúng tôi muốn tận hưởng không khí sân chơi bóng đá sinh viên. Tận hưởng từng giây phút, đắm mình vào từng trận đấu", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Sự hiện diện của đại diện Thanh Hóa ở vòng chung kết thực ra đã là bất ngờ. Ở trận play-off vòng loại phía bắc, thầy trò ông Công Thành phải đối đầu đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi. Gặp đội bóng mạnh nhất nhì sân chơi sinh viên, lại phải đá trên sân khách trước áp lực lớn của khán giả Thủy lợi, nhưng Văn Thức cùng đồng đội vẫn lầm lũi chiến đấu. Cầm hòa đối thủ 0-0 trong thời gian chính thức, rồi thắng loạt luân lưu. Đó là cách đá mang cái chất của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa: lì lợm như chiếc "xe tăng". HLV Công Thành và học trò đã mang nguyên vẹn tinh thần ấy đến với vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. "Những gì diễn ra ở vòng loại đã thuộc về vòng loại. Chúng tôi tôn trọng mọi đối thủ. Các đội đã đến vòng chung kết đều mạnh cả. Chúng tôi có điểm mạnh riêng, đối thủ cũng vậy. Cả đội chỉ tâm niệm phải đá hết mình thôi", nhà cầm quân của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể lại. Với tinh thần "đá đến đâu, hay đến đó", đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cứ vượt qua từng khúc cua một. Đá chặt chẽ trong trận hòa đội Trường ĐH Văn Hiến trận ra quân, bung sức hạ đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), kết thúc vòng bảng với cơn mưa bàn thắng cùng ĐH TDTT Đà Nẵng. Rồi đến khi Văn Thức cùng đồng đội hạ nốt Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với tỷ số tối thiểu ở tứ kết để vào vòng 4 đội mạnh nhất, hình bóng ứng viên vô địch đã xuất hiện. Nòng cốt đội hình Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa rất mạnh, với Ngân Như Dũng, Nguyễn Văn Anh và Hà Lâm Thành từng ăn tập ở cấp độ U.19, còn thủ môn Thatsaphone Xaiyasone (người Lào) là ngoại binh chất lượng với thể hình ấn tượng và tâm lý vững vàng. Nhưng, đội bóng của HLV Nguyễn Công Thành không phụ thuộc vào cá nhân, mà chơi bằng tinh thần tập thể. "Ban huấn luyện luôn dặn các em phải đá bằng tinh thần tập thể, phải thúc đẩy nhau, nhìn nhau mà đá", HLV Công Thành kể lại. Tinh thần ấy được cầu thủ thấm nhuần, như chính chia sẻ khiêm tốn rằng chỉ cố gắng đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của tập thể mà "người hùng" Lê Văn Thức đã nói sau trận tứ kết. Trước khi hiệp 2 trận đấu với Trường ĐH Công nghệ TP.HCM bắt đầu, ông Thành dặn kỹ học trò, rằng "không thể trông cậy vào bất kỳ ai khác ngoài chính mình, nên hãy cố gắng sát cánh cùng nhau, bảo ban nhau". Không phải ngẫu nhiên, cả 6 bàn thắng mà Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ghi được ở giải năm nay đều đến trong hiệp 2, trong đó có những bàn đến ở phút cuối. Đó là đấu pháp của đại diện khu vực phía bắc. Phòng ngự chặt chẽ, kiểm soát nhịp chơi, rồi chọn thời điểm tràn lên khi đối thủ đã xuống sức. Cách chơi này đòi hỏi tinh thần tập thể cao độ. Các cầu thủ đã thực sự dìu nhau vượt khó, để tiến đến bán kết.Trả lời câu hỏi "có nghĩ tiến xa được đến vậy không khi mới lần đầu dự giải", thủ quân Văn Thức của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nói không. "Cả đội cứ nỗ lực chiến đấu thôi", Văn Thức khẳng định.HLV Nguyễn Công Thành cũng không đặt mục tiêu xa vời, mà chỉ dặn học trò cố gắng để chẳng có gì phải ân hận. Cứ tiến từng bước nhỏ, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã đến gần hơn với ngôi vương bóng đá sinh viên.